XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT

Nuôi cấy mô – công việc này đòi hỏi phòng thí nghiệm tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng mà bao gồm các phòng sau:

  1. Phòng rửa dụng cụ và cất nước
  1. Phòng hấp sấy – kho thủy tinh sạch
  1. Phòng chuẩn bị môi trường
  1. Phòng chuẩn bị khử trùng mẫu
  1. Phòng cấy vô trùng
  1. Phòng nuôi: phòng nuôi sáng, phòng nuôi tối
  1. Phòng sinh hóa

Có thể ghép chung một số phòng với nhau, không nhất thiết là phải đủ 7 phòng riêng biệt.

Trong lĩnh vực nuôi cấy mô, yêu cầu đối với các phòng như sau:

 

  1. Phòng rửa dụng cụ và cất nước:

Phòng rửa dụng cụ phải có bồn rửa lớn, có đường thoát nước riêng cho axit, có kệ để các thiết bị, có nguồn cung cấp ga, nước, điện. Các dụng cụ cần thiết của phòng này bao gồm:

– Xà phòng, acid chlohydric (HCl) hoặc acid sulphuric

– Dụng cụ rửa pipet, cọ rửa các loại

– Bồn rửa dụng cụ chống hóa chất ăn mòn

– Thùng đựng nước nóng

– Máy cất nước 1 lần: thể tích 4 lít hoặc 8 lít tùy quy mô

– Máy cất nước 2 lần

  1. Phòng hấp sấy:

– Nồi hấp tiệt trùng (autoclave)

– Tủ sấy: 30-300oC, dung tích tùy chọn phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm

– Giấy bạc hoặc hộp nhựa đựng dụng cụ để tránh bị tạp nhiễm sau khi hấp tiệt trùng

  1. Phòng chuẩn bị môi trường:

– Cần có tủ đựng hóa chất

– Cân kỹ thuật và/hoặc cân phân tích

– Máy đo pH cầm tay hoặc để bàn

– Máy khuấy từ gia nhiệt

– Tủ lạnh, dung tích tùy chọn

– Lò vi sóng hay bếp để đun nóng môi trường

– Máy rót môi trường (nếu làm trên quy mô lớn thì cần trang bị thêm thiết bị này)

– Các dụng cụ thủy tinh khác

– Các hóa chất nuôi cấy mô thực vật

  1. Phòng chuẩn bị khử trùng mẫu

– Bồn rửa và bàn để mẫu

– Bình chứa nước cất

– Các hóa chất khử trùng mẫu

  1. Phòng cấy vô trùng

Phòng cấy vô trùng trong nuôi cấy mô nên là một phòng rộng khoảng 20 mét vuông, có hai lớp cửa để tránh không khí lưu thông từ ngoài vào trong, sàn, tường được lát gạch men và phòng này cần được vệ sinh, lau chùi thường xuyên để tránh tạp nhiễm. Trong phòng có trang bị đèn UV để khử trùng. Các thiết bị bao gồm:

– Tủ cấy vô trùng, tủ an toàn sinh học: tủ cấy tĩnh, trong tủ có gắn đèn và đèn UV để khử trùng khu vực thao tác.

– Quạt thông gió, thiết bị lọc khí, laminar.

– Giá và bàn để môi trường nuôi cấy mô.

– Các hóa chất cần dùng

– Áo blouse, găng tay, khẩu trang

  1. Phòng nuôi cấy mô

Các mẫu sau khi cấy chuyền phải được nuôi trong điều kiện không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp. Phòng nuôi cấy mô có nhiệt độ tùy thuộc vào mẫu cấy và mục đích thí nghiệm. Trong phòng phải được trang bị đèn và hệ thống ánh sáng thích hợp. Ngoài ra cần trang bị thêm máy điều hòa nhiệt độ, các thiết bị và dụng cụ nuôi cấy, tủ ấm.

  1. Phòng sinh hóa:

Dùng để tiến hành các phân tích chuyên sâu về sinh hóa, sinh học phân tử để thu nhận số liệu phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất. Tùy thuộc vào kinh phí đầu tư và mục đích thí nghiệm mà có thể trang bị thêm các thiết bị hiện đại như: kính hiển vi có kết nối máy ảnh kỹ thuật số, camera; tủ hút, tủ ấm; cân các loại; máy cắt tiêu bản; máy đo pH; máy ly tâm lạnh; máy PCR, máy realtime PCR; máy chạy sắc ký; máy đo quang phổ; tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu;…

Ngoài ra, cần phải có hệ thống vườn ươm để trồng cây và chọn lọc sau khi nuôi cấy mô.

error: Content is protected !!