Thomas Edison, Nikola Tesla & Cuộc chiến Dòng Điện (P.1)

Thomas Edison, Nikola Tesla & Cuộc chiến Dòng Điện.

(Nguồn: ohay.tv)

Chắc hẳn cái tên Thomas Edison không còn xa lạ gì, từ lúc còn đi học, chúng ta đã từng nghe rất nhiều câu chuyện về ông. Edison bị đuổi học vì trí tuệ quá kém, nhưng ông lại ham học hỏi, chủ yếu tự nghiên cứu và thực nghiệm, truyện kể rằng năm 12 tuổi Edison bán báo trên tàu hỏa nhưng vì ham thích nghiên cứu ông đã “lén” lập hẳn một phòng thí nghiệm hóa học và in báo ngay trên một toa tàu hàng. Hơn nữa ông cũng nổi tiếng với rất nhiều phát minh như bóng đèn điện, máy ghi âm, máy chiếu phim v.v… Trong khi đó, Nicola Tesla được đánh giá là một thiên tài phát minh, từng là nhân viên của Thomas Edison nhưng là một cái tên ít được nhắc đến hơn hẳn, mặc dù ông cũng có rất nhiều đóng góp cho khoa học. Nhưng đằng sau sự thành công và thất bại của một con người, còn bao nhiêu chuyện chưa kể. Ngoài những câu chuyện chúng ta được nghe khi còn ở trường lớp, bài viết này sẽ đề cập những câu chuyện liên quan đến hai nhân vật trên mà không phải ai trong chúng ta cũng biết đến.

THOMAS EDISON

thomas-edison-4

Thomas Edison (1847 – 1931)

Thomas Edison (tên thật là Thomas Alva Edison) sinh ngày 11 tháng 2 năm 1847 tại Milan, bang Ohio, mất ngày 18 tháng 10 năm 1931 tại West Orange, bang New Jersey. Mỹ. Ông là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của chúng ta trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park”. Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không phải là người đầu tiên có ý tưởng đó hoặc ông mua lại phát minh của người khác và sửa lại (nổi tiếng nhất là bóng đèn). Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Mỹ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh ,Pháp và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).

Vì hai lẽ: Thứ nhất là ông chỉ là người cải tiến bóng đèn điện để nó có thể dùng được lâu hơn, tin cậy và dễ sản xuất hàng loạt hơn chứ không phải người phát minh ra nó. Thứ hai, điểm đáng chú ý của ông không phải là việc sản xuất ra sản phẩm (ví dụ như bóng đèn) mà làm thế nào để kiếm tiền từ nó. Ông đã thành lập công ty chiếu sáng mang tên mình (Edison Illuminating Company), và mở trạm phát điện (điện một chiều – DC) đầu tiên ở New York vào năm 1882.

Nhưng có lẽ vì phương pháp tiếp cận của Edison thiên về thực hành nhiều hơn là học lý thuyết nên ông gặp thất bại nhiều lần trước khi thành công. Do đó Nicola Tesla cũng có nhận xét về Edison như sau: “Nếu như Edison phải tìm một cái kim trong đống rơm thì ông ấy sẽ cần mẫn làm việc như một con ong, ông sẽ lần tìm từng cọng rơm để tìm ra bằng được cái kim. Tôi từng là nhân chứng đáng buồn cho những việc làm này của ông và biết rõ rằng, với một chút lý thuyết và tính toán ông ta có thể tiết kiệm được 90% công sức đã bỏ ra”. Điều này cũng hợp lý và đáng buồn cho Edison vì ông không có một nền tảng học vấn tốt từ bé, chủ yếu là tự học theo lối tự mày mò. Mình cảm thấy Edison khá bảo thủ trong cách làm việc của mình.

NIKOLA TESLA

teslaportrait1

NIKOLA TESLA (1856 – 1943)

Nikola Tesla (tên Serbia :Никола Тесла) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1856 tại Smiljan. Đế quốc Áo (nay thuộc Croatia) và mất ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại thành phố New York, Mỹ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.

Tesla từng ấp ủ ý tưởng về một hệ thống vừa truyền tải điện năng vừa truyền tải thông tin mà không cần dùng dây dẫn. Không những thế ông còn ước mơ đến một ngày con người có thể sử dụng miễn phí điện năng trên toàn thế giới. Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.

Edison đánh giá giá trị một phát minh ở chỗ phát minh đó mang lại bao nhiêu USD cho doanh nghiệp của mình, trong khi Tesla không chỉ quan tâm đến tiền, ông cho rằng:  ý nghĩa của một phát minh trước hết là ở chỗ phát minh đó góp phần sử dụng sức mạnh của thiên nhiên và phục vụ con người như thế nào. Mặc dù có những phát minh và đóng góp quan trọng cho khoa học nhưng ông qua đời trong tình trạng khánh kiệt trong phòng số 3373 của khách sạn New Yorker vào ngày 7 tháng 1 năm 1943. Có lẽ, bài học rút ra cho các nhà phát minh, các tài năng là nên cân bằng giữa sự lãng mạn và mơ mộng với lợi ích kinh tế, ít ra như Edison chẳng hạn.

Những công trình của Tesla gần như bị lãng quên sau khi mất, nhưng kể từ những năm 1990, tên tuổi của ông mới thực sự trở nên nổi tiếng. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp mà ngày nay người ta gọi là tháp Tesla.

WAR OF CURRENTS (CUỘC CHIẾN DÒNG ĐIỆN)

war-of-currents-2

Vào tháng 6 năm 1884, Tesla đến thành phố New York. Trong chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vé, tiền bạc, và một số hành lý của ông đã bị đánh cắp, và ông đã gần như bị ném xuống biển sau khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên tàu. Ông đến nơi chỉ có bốn xu trong túi, một lá thư giới thiệu, một vài bài thơ, và một phần đồ chưa bị đánh cắp.

Tesla được thuê để làm việc cho Edison Machine Works. Công việc của Tesla bắt đầu với kỹ thuật điện đơn giản và nhanh chóng tiến triển để giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất của công ty. Tesla thậm chí còn được cung cấp các nhiệm vụ để thiết kế lại từ đầu máy phát điện một chiều của Công ty Edison.

Tesla có thể thiết kế lại máy phát điện và mô tơ lỗi thời và không hiệu quả của Edison, nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng. Theo lời Tesla, Edison đã nói rằng:”Nếu anh có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ ra anh 10 ngàn đô la”. Đây là một lời nói khó tin từ Edison, người mà trả lương một cách bủn xỉn, và không hề có đủ từng ấy tiền mặt. Sau nhiều tháng làm việc, Tesla hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu được giữ lời hứa. Edison bảo rằng ông chỉ nói đùa thôi “. Tesla à, anh khônghiểu kiểu hài hước của người Mỹ chúng tôi” Thay vào đó, Edison đề nghị chỉ nâng lương thêm 10 đô từ 18 đô một tuần cho Tesla, Tesla từ chối điều đó và ngay lập tức từ chức. Sau đây là cuộc nói chuyên giữa hai người:

………

Sau khi làm việc được một năm, một ngày nọ tại công ty Edison Machine Works, hai người đàn ông lại ngồi với nhau. Edison hỏi:

– Sao anh không ở dưới xưởng hay phòng thí nghiệm mà lại lên đây?

Tesla :

– Thưa ông, tôi đã hoàn thành mọi công việc. Tôi đã vẽ ra 24 loại máy khác nhau theo nguyên tắc của ông, phát minh ra acquy mới, và tất cả những mẫu mới đó đã được chính ông kiểm chứng, chúng đều tốt hơn các mô-đen cũ của ông. Tôi xin ông cho lĩnh số tiền 10 nghìn đôla mà ông đã hứa trước kia, ông nhớ chứ?

– Ta nhớ, chàng trai tài ba ạ, nhưng phải thú thật với cậu, ta bị nặng tai từ bé, bị khi cứu một điện tín viên khỏi lao vào tàu hỏa. Do đó ta cũng nghe cậu chật vật lắm, với cái thứ tiếng Anh kiểu Serbi của cậu, còn cậu mới có hơn một năm ở Mỹ, cậu còn chưa hiểu cách nói đùa của dân bản xứ đâu! Nhưng một số tiền kha khá thì có thể, hoặc sẽ nâng lương cậu từ 10$/tuần lên 18$/tuần… Edison nói như đã tập thuộc lòng câu trả lời này rồi.

– Thưa ngài Edison, tôi không phải xin ngài bất cứ điều gì, vì ngài mới là người nợ tôi. Tôi tuy nghèo, nhưng làm việc không phải vì tiền. Tất cả những gì tôi đã làm, và sẽ làm là để cho nhân loại , cho một thế giới không có chèn ép, áp bức của kẻ giàu đối với kẻ nghèo. Hơn ai hết tôi hiểu thế nào là dòng điện, thưa ngài Edison, tôi có thể dùng điện bửa đôi quả địa cầu, nhưng tôi không bao giờ làm vậy. Mục đích của tôi không phải là tiền, những phát minh của tôi sẽ chỉ ra những hiện tượng mới, những hiện tượng bản lề của khoa học, để cho những nhà khoa học khác làm bàn đạp…

– Đừng nóng chàng trai, anh ở gần ta, anh thấy ta làm việc 19,5 giờ một ngày không ngày nghỉ, chỉ như vậy ta mới thành công như hôm nay. Thiên tài chỉ 1% là hứng khởi, còn lại 99% là lao động khổ sai…

– Ngài Edison, tôi đã viết sẵn đơn xin thôi việc ở đây, vì biết trước rằng công ty của ngài cũng làm gì có đủ 10 ngàn tiền mặt để trả cho tôi. Dù sao ngài cũng đã dạy tôi một số điều có ích, do đó trước khi ra đi tôi xin tặng ngài hai lời khuyên, hy vọng ngài không phiền…

– Xin cứ thật lòng, chàng trai quả cảm! Edison phấn khởi hẳn, vì với ông chi tiền chính là một cực hình, ông thà dùng hết số tiền đó để ném vào những phòng thí nghiệm mới, những nghiên cứu không mệt mỏi…

– Thứ nhất: tôi rất khâm phục khả năng làm việc bền bỉ của ông, ông có thể làm hàng nghìn thí nghiệm chỉ để tìm ra một phương án ứng dụng mới. Trong khi đó theo dõi ông và cộng sự, tôi có thể thấy rằng nếu các ông được học hành một cách bài bản hơn chút thôi, thì ít nhất cũng có thể thong thả nghĩ cách thay đổi phương pháp, và tiế t kiệm ít nhất 30% công sức. Ông không được học tiểu học, nhưng mẹ ông dạy ông và ông đọc rất nhiều sách, đó là cái tốt; tôi cũng chỉ học được một đôi năm đại học rồi bỏ, vì gia cảnh không cho phép, mà đáng ra tôi phải học trường dòng và làm cha cố. Nhưng sau khi ốm liệt giường 9 tháng, bố tôi đã cho tôi một ước nguyện nếu tôi được Chúa cứu mạng, và điều ước của tôi là được học và làm kỹ sư. Với khả năng tư duy lô-gic của mình, tôi có thể không làm bất cứ thí nghiệm nào, chỉ tiến hành chúng trong tưởng tượng, tuy vậy kết quả hoàn toàn không khác gì các ông làm…

– Chàng trai, ta không phải không muốn trả tiền, nhưng ta muốn trả em bằng vài trăm cổ phiếu của công ty con, chuyên sản xuất đèn dây tóc thì được… Edison biết rằng mình đang mất đi một cộng sự vô giá, nhưng không nghĩ rằng mình đang nhận lấy một kẻ thù truyền kiếp.

– Hồi trẻ có lúc tôi đánh bạc rất nhiều, tôi đánh bạc không vì tiền mà để nghiên cứu tâm lý của các con bạc, thắng thì tôi chia hết tiền cho kẻ thua, còn thua thì tôi vay nợ để chơi tiếp, và sau khi cả nhà tôi phải khốn đốn để trả nợ thay tôi thì tôi hứa không bao giờ chơi bạc nữa, nhưng cũng từ đó tiền với tôi không hề có ý nghĩa lớn lao nào! Tuy ngài còn đăng ký vào tên mình cả một số phát minh của tôi, nhưng tôi cũng chẳng lấy đó làm điều, mà lại cho ngài biết một điều vĩ đại nữa: tương lai không nằm ở dòng điện một chiều mà ngài đêm ngày nghiên cứu đâu, mà sẽ phải là dòng điện xoay chiều!

– Ta không muốn nghe về nó, đã bảo anh nhiều lần rồi mà! Anh hãy cút đi với cái dòng xoay chiều quỷ tha ma bắt ấy đi!

Tesla đứng lên cầm mũ và đi ra. Anh vẫn tay trắng hoàn trắng tay, nhưng đã biết được thế nào là nước Mỹ (10 nghìn khi đó giá trị gần 1 triệu $ ngày nay!). Tesla bị vứt ra xã hội, đi đào mương kiếm sống, ăn ngủ mọi nơi, tuy vậy đầu óc anh chưa bao giờ thôi nghĩ về các phát minh, về dòng điện xoay chiều. Và đây là bắt đầu cho một kì nguyên mới, một bước tiến của nhân loại, và khởi đầu là “Cuộc chiến của các dòng điện”  AC vs DC – (War of Currents).

(.. còn tiếp)

error: Content is protected !!